BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA XẢY RA Ở TRẺ
Hiện nay, tỷ
lệ mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em ngày càng gia tăng. Chính vì vậy,
đã gây hoang mang cho những người làm cha mẹ, bởi các bé luôn khó chịu,
ngứa ngáy, quấy khóc, vài trường hợp gãi nhiều nên dẫn đến nhiễm trùng.
Viêm da cơ địa là căn bệnh thường
gặp ở trẻ em. Theo thống kê, có đến 60% trẻ bị viêm da cơ địa trong năm đầu
đời, trong 5 năm tiếp khoảng 30% và chỉ có 10% từ 6 đến 20 tuổi, bệnh nhân phát
bệnh khi trưởng thành rất ít gặp.
Các chuyên gia cho rằng, có
khoảng 50% người bệnh khỏi hẳn khi ở giai đoạn tuổi thiếu niên, nhưng cũng có
người kéo dài dai dẳng đến tuổi trưởng thành, kèm theo các bệnh hen hay dị ứng
khác.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở
trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em thường
được xác định qua những nguyên nhân cụ thể như:
– Bệnh có yếu tố di truyền rất
cao. Nếu gia đình có cha hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì 60% con cái khi sinh ra
sẽ mắc căn bệnh này. Còn như cả bố và mẹ đều bị thì có khoảng 80% con cái nhiễm
bệnh.
– Khi sức đề kháng của trẻ yếu, cộng với môi
trường ô nhiễm do khói bụi tác động lên da cũng làm trẻ bị viêm.
– Ngoài ra, một số loại thức ăn
có thể gây dị ứng như cá, đồ ăn hải sản, tôm,… hoặc cơ địa trẻ có chứa các
kháng thể đáp ứng viêm.
– Bệnh thường hay bùng phát vào
mùa thu đông và triệu chứng sẽ giảm nhẹ vào mùa hè. Bởi mùa đông trời lạnh trẻ
hay được cha mẹ cho mặc ấm bằng đồ len, đắp chăn đệm… như vậy có thể khiến bệnh
nặng hơn.
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa
ở trẻ em
Cũng giống như người lớn, viêm
da cơ địa ở trẻ em cũng thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn cấp tính và mãn
tính.
Giai
đoạn cấp tính
– Da bé sẽ bị mẩn đỏ, xuất hiện
mụn nước, khi vỡ sẽ chảy dịch, da phù nề, đóng vảy tiết, ngứa.
– Lúc này trẻ rất hay gãi và
gây ra các vết xước, có mủ vàng. Bệnh xuất hiện nhiều ở má, trán, cằm và có thể
lan ra tay.
Giai
đoạn mãn tính
– Lúc này da trở nên thâm sần,
có thể thấy ranh giới của những vết chàm rõ ràng, làn da bị nứt nẻ, gây đau, có
nếp gấp lớn ở lòng bàn tay, bàn chân, các chi,…
– Khi mắc bệnh viêm da cơ địa
nếu trẻ chà xát, gãi, sẽ lan đến các cùng xung quanh và gây bội nhiễm, đau đớn,
ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở
trẻ em
– Khi thấy trẻ có những biểu
hiện của viêm da cơ địa thì phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa
để khám và hỗ trợ điều trị sớm.
– Các bác sĩ tiến hành khám và
làm xét nghiệm, sau đó dựa vào tình trạng của mỗi người sẽ có cách hỗ trợ điều
trị phù hợp
– Thông thường, việc hỗ trợ
chữa viêm da cơ địa cho bé có thể được áp dụng đồng thời cả thuốc uống và thuốc
bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ, giúp làm mềm da, giảm ngứa, ngăn ngừa tái phát.
– Nếu sử dụng thuốc mà các
triệu chứng có phần giảm thì cũng nên duy trì tái khám để bác sĩ theo dõi cho
đến khi bệnh thật sự bình phục.
– Tuyệt đối việc hỗ trợ điều
trị không nên bỏ dở nữa chừng hay tự ý mua thuốc về sử dụng mà không có chỉ
định của bác sĩ, vì như vậy bệnh có thể ngày càng nặng hơn và tái phát.
– Trong quá trình hỗ trợ điều
trị cần chú ý giữ vệ sinh hàng ngày cho trẻ, mùa hè nên mặc đồ thoáng mát, mùa
đông tránh mặc mặc áo len, vì có thể gây kích ứng da.
– Luôn giữ cho da bé không bị
trầy xước, tránh thức ăn gây dị ứng, chọn sữa tắm dịu nhẹ, bổ sung nhiều hoa
quả, rau xanh cho trẻ
Với những thông tin về viêm da cơ địa ở trẻ em như trên. Có thể
giúp phụ huynh nhận biết để có cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị kịp thời nếu
trẻ mắc phải căn bệnh này.
Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy
liên hệ với chúng tôi qua số máy 0650.368.9588 hoặc nhấp chuột vào khung chat để được tư vấn miễn phí.
0 nhận xét